Hướng dẫn xây dựng Brand Core

Brand Core là linh hồn, trái tim của thương hiệu, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Xây dựng Brand Core cho phép định hướng mọi hoạt động dễ dàng trong khi vẫn giữ được sự linh hoạt.

 

1. Xác định Mục đích thương hiệu

Brand Purpose là lý do thương hiệu tồn tại, vượt ra khỏi vấn đề tài chính, lợi nhuận. Nó trả lời câu hỏi:

  • Thương hiệu của bạn ra đời để giải quyết vấn đề gì cho xã hội?

  • Bạn muốn tạo ra tác động tích cực nào đến thế giới?

  • Điều gì khiến thương hiệu của bạn trở nên ý nghĩa?


Ví dụ:

Mycoskie (Founder TOMS Shoes) hình thành ý tưởng về mô hình kinh doanh trong một chuyến đi tình nguyện tại Argentina. Khi anh ấy chứng kiến những trẻ em nghèo phải đi chân trần trong cảnh lao động khốn khó với những nguy cơ bị thương và nhiễm bệnh rất cao, anh hiểu một đôi giày tưởng chừng nhỏ bé nhưng có thể tạo nên thay đổi thay đổi lớn cho cuộc sống của các em.

Thế nhưng anh hiểu, chỉ dựa vào lòng hảo tâm của anh là không đủ, Mycoskie đã suy nghĩ cách làm thế nào để tạo nên một thay đổi to lớn và bền vững, làm cách nào để kêu gọi được sự giúp đỡ từ càng nhiều người càng tốt. Và TOMS Shoes đã ra đời như thế

Ý tưởng kinh doanh của TOMS Shoes rất đơn giản: "Với mỗi sản phẩm bạn mua, TOMS sẽ tặng một đôi giày cho trẻ em nghèo."

2. Xác định Giá trị cốt lõi

Core Values là những nguyên tắc, niềm tin bất biến, dẫn dắt mọi hành động, quyết định của thương hiệu.

Doanh nghiệp cần lựa chọn 3-5 giá trị cốt lõi đại diện nhất cho thương hiệu.

Đảm bảo các giá trị cốt lõi:

  • Phù hợp với Brand Purpose

  • Phản ánh văn hóa doanh nghiệp

  • Khác biệt so với đối thủ

  • Dễ hiểu, dễ nhớ và dễ áp dụng vào thực tế


Ví dụ:

  • Nike: "Sáng tạo, Cảm hứng, Bền bỉ"

  • Apple: "Đổi mới, sự đơn giản, và tập trung vào trải nghiệm"

  • Vingroup: "Tín, Tâm, Trí, Tốc, Tinh, Nhân"

  • Sao Kim Branding: "Tận tâm, Sáng tạo, Hợp tác, Cam Kết, Hiệu Quả, Đam Mê"

3. Viết tuyên bố sứ mệnh

Mission Statement là tuyên bố ngắn gọn, súc tích về mục tiêu, hoạt động hiện tại của thương hiệu.

Mission Statement cần trả lời các câu hỏi:

  • Bạn đang làm gì?

  • Bạn làm điều đó cho ai?

  • Bạn tạo ra giá trị gì?


Ví dụ:

  • TED: “Lan tỏa những ý tưởng đáng giá."

  • Nike: "Mang lại cảm hứng và đổi mới cho mỗi vận động viên trên thế giới."

  • Sao Kim Branding: "Sao Kim ra đời để giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh bằng việc xây dựng thương hiệu mạnh"

4. Viết tuyên bố tầm nhìn

Vision Statement là tuyên bố đầy cảm hứng về khát vọng, hoài bão của thương hiệu trong tương lai.

Vision Statement cần thể hiện:

  • Bạn muốn đạt được điều gì?

  • Bạn muốn tạo ra thế giới như thế nào?


Ví dụ:

  • Google: “Tổ chức thông tin của thế giới và khiến thông tin trở nên hữu ích cho mọi người."

  • Nike: "Tạo ra các sản phẩm thể thao tốt nhất, phá vỡ giới hạn thông qua đổi mới."

  • Sao Kim Branding: "Trở thành một doanh nghiệp phát triển bền vững với môi trường làm việc chuyên nghiệp – năng động – nhân văn. Dẫn đầu trong các lĩnh vực tham gia bằng hiệu quả hoạt động."

5. Thử nghiệm và Hiệu chỉnh  

Chia sẻ Brand Purpose, Core Values, Mission, Vision với nhân viên, đối tác và khách hàng.

Thu thập phản hồi, đánh giá mức độ phù hợp, thu hút và dễ nhớ.

Điều chỉnh, hoàn thiện cho đến khi bạn có được Brand Core mạnh mẽ, truyền cảm hứng.

6. Tổng kết

Bằng cách đầu tư thời gian, công sức xây dựng Brand Core bài bản, bạn sẽ có nền tảng vững chắc để tạo dựng thương hiệu mạnh, khác biệt và phát triển bền vững