Quy trình thiết kế nhận diện thương hiệu

Cùng tìm hiểu nhận diện thương hiệu là gì, cách thiết kế nhận diện thương hiệu phù hợp với doanh nghiệp.


1. Nhận diện thương hiệu là gì?


Nhận diện thương hiệu là các yếu tố được doanh nghiệp thiết kế để giúp đối tượng mục tiêu dễ dàng nhận ra thương hiệu của họ.

Nhận diện thương hiệu có thể bao gồm các yếu tố vô hình và các yếu tố hữu hình.

Nhận diện thương hiệu có thể không chỉ bao gồm những thành phần có thể nhìn thấy, có thể chạm vào mà còn cả những thành phần có thể nghe, ngửi, có thể cảm nhận.

2. Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm?


Bộ nhận diện thương hiệu có một số thành phần như sau:


2.1. Logo

Logo là yếu tố nhận diện cơ bản và quan trọng nhất của một thương hiệu. Nó là hình ảnh đại diện, giúp khách hàng dễ dàng nhận diện và nhớ đến thương hiệu.

Một logo đủ tốt phải đơn giản, dễ nhớ và phù hợp với thông điệp thương hiệu muốn truyền tải.


2.2. Màu sắc thương hiệu

Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên cảm xúc và nhận diện thương hiệu. Mỗi màu sắc đều có thể gợi lên các cảm xúc khác nhau và có ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêu dùng.

Ví dụ, màu đỏ thường gợi lên sự năng động và nhiệt huyết, trong khi màu xanh dương thường mang lại cảm giác an toàn và tin cậy.


2.3. Font chữ

Font chữ không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến cách mà thương hiệu được nhận diện và nhớ đến.

Font chữ cần được lựa chọn sao cho phù hợp với tính cách và thông điệp của thương hiệu.


2.4. Slogan

Slogan là câu khẩu hiệu ngắn gọn, dễ nhớ và phản ánh giá trị cốt lõi của thương hiệu. Nó giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu và tạo ấn tượng sâu sắc hơn.

Ví dụ:

  • Just do it

  • Impossible is nothing

  • Theo cách của bạn

  • Nâng niu bàn chân Việt
  • Không ngừng vươn xa


2.5. Hình ảnh, biểu tượng, hoạ tiết

Hình ảnh, biểu tượng và họa tiết được sử dụng trong các tài liệu truyền thông của thương hiệu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nhận diện thương hiệu.

Những hình ảnh này cần phải thống nhất và phù hợp với phong cách và thông điệp của thương hiệu.

Ví dụ:

  • Biểu tượng Swoosh của Nike

  • Dải lụa của Coca Cola

  • 3 Sọc trắng của Adidas

  • Con đường của Grab


Một số ứng dụng chứa các yếu tố nhận diện cốt lõi cũng có vai trò quan trọng trong nhận diện thương hiệu.


2.6. Nhận diện số

Trong thời đại kỹ thuật số, các yếu tố kỹ thuật số như giao diện số như thiết kế website, giao diện ứng dụng, email marketing cũng là một phần quan trọng của bộ nhận diện thương hiệu.

Những yếu tố này cần phải được thiết kế sao cho thân thiện với người dùng và thể hiện rõ ràng phong cách của thương hiệu.


2.8. Nhận diện văn phòng

Nhận diện thương hiệu được ứng dụng trên các ấn phẩm văn phòng vừa tăng tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp mà còn tạo cảm giác doanh nghiệp lớn hơn so với tầm vóc.

Một số ấn phẩm văn phòng phổ biến:

  • Danh thiếp (Business Card)

  • Giấy tiêu đề (Letterhead)

  • Phong bì (Envelope)

  • Thẻ nhân viên (ID Card)

  • Đồ dùng văn phòng (Office Supplies)


2.9. Nhận diện điểm bán

Được sử dụng để gia tăng nhận diện thương hiệu tại điểm bán, thu hút khách hàng ghé thăm trải nghiệm, mua hàng.

Một số hạng mục phổ biến:

  • Biển hiệu

  • Băng rôn

  • Standee

  • Kệ trưng bày

  • Poster

  • Booth


2.10. Quà tặng thương hiệu

Quà tặng mang dấu ấn thương hiệu, được thiết kế và sử dụng trong các chương trình khuyến mại, tri ân khách hàng.

Mục tiêu của quà tặng thương hiệu là để thương hiệu xuất hiện trong đời sống hàng ngày của khách hàng, xây dựng sự thân quen với thương hiệu từ trong tiềm  thức.

Mộ số hạng mục phổ biến:

  • Cốc giữ nhiệt

  • Áo mưa

  • Mũ bảo hiểm

  • Ô dù

  • Bút

  • Áo thun

  • Balo

  • ...


2.11. Linh vật thương hiệu (Mascot)

Linh vật thương hiệu là một yếu tố có thể giúp xây dựng tính cách thương hiệu dễ dàng hơn, nhân cách hóa thương hiệu tốt hơn.

Các doanh nghiệp lớn, hay các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm dành cho trẻ em cũng rất hay tận dụng sự đáng yêu của Mascot để hỗ trợ bán hàng.

Ví dụ:

  • Chú mèo của Baemin

  • Michelin Man

  • Chuột Mickey

  • Chú mèo của Scratch

  • Robot của Android

  • Chú cú của Duolingo

  • ...


2.12. Âm thanh thương hiệu

Âm thanh cũng là một yếu tố nhận diện thương hiệu quan trọng, đặc biệt là đối với những thương hiệu muốn tạo ra trải nghiệm đa giác quan cho khách hàng.

Âm thanh có thể là những giai điệu, nhạc nền hay thậm chí là những tiếng động đặc trưng.

Ví dụ:

  • Âm thanh nhạc chuông của Apple

  • Âm thanh thông báo ứng dụng "Shopee" của Shopee

  • Âm thanh khởi động điện thoại Nokia

  • ...


2.13. Mùi hương thương hiệu

Đối với một số ngành hàng đặc biệt, mùi hương có thể là yếu tố giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu. Ví dụ, các cửa hàng thời trang hay mỹ phẩm thường sử dụng mùi hương đặc trưng để tạo sự khác biệt và ấn tượng cho khách hàng.


2.14. Các tài liệu truyền thông

Các tài liệu truyền thông như Profile, brochure, catalog, poster, banner cũng là một phần của bộ nhận diện thương hiệu.

Những tài liệu này cần được thiết kế sao cho đồng nhất với các yếu tố nhận diện khác và truyền tải đúng thông điệp của thương hiệu.


Tất các những thứ được tạo ra với ý đồ giúp khách hàng "nhận ra thương hiệu" đều nằm trong bộ nhận diện thương hiệu. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành nghề có thể có các yếu tố nhận diện khác nhau.

3. Quy trình thiết kế nhận diện thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu là hạng mục rất quan trọng đối với doanh nghiệp, thương hiệu có ra mắt thành công hay không có một phần rất quan trọng của bộ nhận diện.

Chính vì vậy, thiết kế nhận diện thương hiệu cần được triển khai theo quy trình chuyên nghiệp, bài bản để đảm bảo hiệu quả và thành công:


Bước 1 - Khám phá & Ký kết

Đầu tiên, Sao Kim tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng và tiến hành tư vấn chi tiết về dịch vụ thiết kế nhận diện thương hiệu. Sau khi thống nhất yêu cầu, Sao Kim sẽ báo giá dịch vụ cụ thể từng hạng mục và tiến hành ký kết hợp đồng.


Bước 2 - Thấu hiểu doanh nghiệp

Sao Kim tiến hành khảo sát và phỏng vấn các lãnh đạo và nhân viên doanh nghiệp để tìm hiểu sâu về thương hiệu hiện tại hoặc thương hiệu mong muốn.

Quá trình này giúp kết nối với mục tiêu cụ thể của dự án.


Bước 3 - Nghiên cứu thị trường

Thực hiện các nghiên cứu về bối cảnh ngành, khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Thu thập và phân tích các dữ liệu có giá trị để hỗ trợ cho hoạt động tư vấn và thiết kế thương hiệu.


Bước 4 - Đề xuất phát triển

Sao Kim tiến hành đề xuất chi tiết về việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, đảm bảo các yếu tố như màu sắc, dấu hiệu nhận diện phù hợp với chiến lược thương hiệu.


Bước 5 - Thiết kế sáng tạo

Phác thảo các ý tưởng và tiến hành thiết kế các concept nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh dựa trên bản nghiên cứu.

Thiết kế logo và các ứng dụng nhận diện như văn phòng, điểm bán, quà tặng theo các hạng mục đã thỏa thuận.


Bước 6 - Trình bày & Hiệu chỉnh

Sao Kim trình bày các phương án thiết kế và tiếp nhận phản hồi từ doanh nghiệp. Sau đó, tiến hành hiệu chỉnh và tối ưu bản thiết kế nhằm đạt mục tiêu cuối cùng.


Bước 7 - Đóng gói bộ nhận diện

Dựa trên sự thống nhất, Sao Kim tiến hành thiết kế hoàn thiện và đóng gói bộ nhận diện thương hiệu. Bao gồm các file thiết kế, file xem trước, kích thước sử dụng phổ biến và hướng dẫn sử dụng thương hiệu (brand guidelines).


Bước 8 - Bàn giao & Nghiệm thu

Sao Kim phối hợp với doanh nghiệp để tiến hành bàn giao và nghiệm thu các hạng mục thiết kế theo hợp đồng đã ký kết, đảm bảo mọi yêu cầu được thực hiện đúng và đầy đủ.

3. Tổng kết

Bộ nhận diện thương hiệu không phải là bất biến, trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, những chiến lược kinh doanh, đối tượng khách hàng mục tiêu thay đổi.... để đáp ứng bộ nhận diện thương hiệu có thể cần phải thay đổi.

Và như các bạn thấy khi BIDV, Vinamilk,  Viettel, MB... thay đổi chiến lược hoặc bước vào một giai đoạn mới, họ cũng cập nhật lại nhận diện thương hiệu của mình.

Điều quan trọng là các  giá trị của thương hiệu đã xây dựng được và còn phù hợp vẫn  tiếp tục được kế thừa và phát triển.

Liên hệ ngay với Sao Kim Branding để nhận tư vấn thiết kế nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp.