Hướng dẫn đặt tên thương hiệu chuyên nghiệp

Một cái tên thương hiệu "chuyên nghiệp" không chỉ đơn thuần là hay và ý nghĩa, mà còn phải dễ nhớ, dễ phát âm, phù hợp với ngành nghề, dễ dàng đăng ký bảo hộ và quan trọng nhất là toát lên được giá trị cốt lõi của thương hiệu.


1. Lợi ích của tên thương hiệu chuyên nghiệp


Lợi ích 1: Tạo ấn tượng đầu tiên mạnh mẽ

Một cái tên ấn tượng, dễ nhớ sẽ giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ thương hiệu của bạn giữa hàng ngàn thương hiệu khác.

Tên thương hiệu giống như "phần nhìn" của thương hiệu vậy, tạo ấn tượng ban đầu khó phai trong tâm trí khách hàng.


Lợi ích 2: Truyền tải thông điệp và giá trị thương hiệu

Tên thương hiệu là cơ hội vàng để bạn truyền tải thông điệp, giá trị cốt lõi, cá tính thương hiệu đến khách hàng tiềm năng.

Một cái tên phù hợp sẽ giúp khách hàng hiểu ngay bạn là ai và bạn mang đến điều gì cho họ.


Lợi ích 3: Nâng cao khả năng cạnh tranh

Tên thương hiệu khác biệt, độc đáo sẽ giúp bạn nổi bật giữa "rừng" đối thủ cạnh tranh, tạo lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường.


Lợi ích 4: Tăng cường hiệu quả marketing

Một cái tên thu hút sẽ khiến các chiến dịch marketing trở nên thuận lợi hơn. Khách hàng dễ dàng ghi nhớ và chia sẻ thương hiệu của bạn với bạn bè, người thân.


Lợi ích 5. Thu hút nhân tài và nhà đầu tư

Tên thương hiệu tốt tạo ra cảm giác uy tín sẽ thu hút được nhân tài chất lượng cao và tạo lòng tin bước đầu cho các nhà đầu tư.


Lợi ích 6: Bảo vệ pháp lý

Đặt tên thương hiệu chuyên nghiệp giúp bạn dễ dàng đăng ký bảo hộ thương hiệu, tránh tranh chấp và bảo vệ thương hiệu một cách tốt nhất.

2. Quy trình đặt tên thương hiệu


2.1. Xác định cốt lõi thương hiệu

  • Giá trị cốt lõi (Core Values): Thương hiệu của bạn đại diện cho điều gì? (Ví dụ: Uy tín, Sáng tạo, Tốc độ..)

  • Cá tính thương hiệu (Brand Personality): Tính cách thương hiệu của bạn là gì? (Ví dụ: Trẻ trung, Năng động, Gần gũi...)

  • Lợi ích thương hiệu (Brand Benefits): Bạn mang đến lợi ích gì cho khách hàng?

  • Đối tượng mục tiêu (Target Audience): Khách hàng của bạn là ai? Họ có đặc điểm gì?


2.2. Xây dựng tiêu chí đánh giá

Trước khi đặt tên thương hiệu, bạn cần xây dựng các tiêu chí đánh giá, xác định mức độ ưu tiên của từng tiêu chí.

Ví dụ các tiêu chí:

  • Dễ nhớ, dễ phát âm: Tên ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ, phù hợp với ngôn ngữ của đối tượng mục tiêu.

  • Khác biệt, độc đáo: Tạo sự khác biệt so với đối thủ, tránh nhầm lẫn.

  • Phù hợp ngành nghề: Gợi liên tưởng đến ngành nghề, lĩnh vực hoạt động.

  • Khả năng mở rộng: Dễ dàng phát triển sang các lĩnh vực, sản phẩm khác trong tương lai.


2.3. Liệt kê tên thương hiệu tiềm năng

Tiếp theo, hãy áp dụng các phương pháp đặt tên phổ biến để tạo ra càng nhiều tên thương hiệu tiềm năng càng tốt.

Bạn có thể sử dụng AI để giúp gợi ý các tên thương hiệu tiềm năng, sau đó kiểm tra đánh giá theo tiêu chí đã xây dựng:

# Phương pháp Ví dụ
1 Miêu tả TH True Milk
2 Gợi nhớ Apple (Quả táo), Shell (Vỏ sò), Sao Kim
3 Bắt tai Nike, Pepsi, Cốc Cốc
4 Kết hợp Facebook, Microsoft
5 Viết tắt KFC, HP, IBM
6 Người sáng lập Adidas (Adolf "Adi" Dassler), Ford
7 Địa danh Vinamilk, Sapporo Beer
8 Thần thoại Nike (Nữ thần chiến thắng), Starbucks
9 Sử dụng từ tiếng nước ngoài Zara (Tây Ban Nha), Sony (Nhật Bản)
10 Chơi chữ 7-Eleven, FedEx
11 Tạo từ mới Google, Spotify
12 Sử dụng ẩn dụ Amazon (Rừng Amazon), Red Bull
13 Sử dụng vần điệu Coca-Cola, Dunkin' Donuts
14 Sử dụng số 7-Eleven, Chanel No.5
15 Sử dụng từ ghép Netflix (Net + Flicks), Microsoft (Microcomputer + Software)


2.4. Kiểm tra, đánh giá

Sử dụng bảng tiêu chí để loại bỏ những cái tên khó đọc, khó nhớ, dễ gây hiểu nhầm.

Kiểm tra xem đã có thương hiệu nào sử dụng chưa.

Tham khảo ý kiến từ đồng nghiệp, khách hàng tiềm năng.


2.5. Tra cứu Khả năng bảo hộ

Kiểm tra xem tên thương hiệu đã tồn tại trên internet hay chưa?

Kiểm tra xem tên đã được đăng ký bảo hộ chưa trên cổng thông tin của Cục sở hữu Trí tuệ hay chưa?

Sử dụng dịch vụ tra cứu chuyên sâu để tăng khả năng đăng ký bảo hộ thành công.

Nếu doanh nghiệp của bạn dự tính tiến ra thị trường nước ngoài, hãy đảm bảo ít nhất chưa có doanh nghiệp nào đăng ký tại đất nước  bạn nhắm mục tiêu.

Liên kết hữu ích:

http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/wopublish-search/public/trademarks

https://ipplatform.gov.vn/database/nhan-hieu


2.6. Thử nghiệm và Hiệu chỉnh

Sử dụng thương hiệu trong nội bộ để thử nghiệm và thu thập phản hồi.

Điều chỉnh, hoàn thiện tên thương hiệu dựa trên phản hồi từ thị trường.

3. Tổng kết

Tóm lại, đầu tư vào việc đặt tên thương hiệu chuyên nghiệp là khoản đầu tư thông minh và mang lại hiệu quả lâu dài cho doanh nghiệp. Đừng để "góc nhìn đầu tiên" của khách hàng trở thành rào cản phát triển của bạn! 😊